VĂN PHÒNG LUẬT SƯ

Ngày đăng: 13/03/2024 02:43 PM

     

    TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
     
    Luật sư chuyên nghiệp trực tiếp tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, thủ tục nhanh gọn hiệu quả.
     
    Uy tín , trân trọng khách hàng, với đội ngũ luật sư giỏi tận tâm tận lực cam kết không ngưng nâng cao chuyên môn nhằm phục vụ khách hàng vì công lý.
     
    Luật sư trực tiếp tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án các cấp, đến với dịch vụ của chúng tôi quý khách hàng không cần đi lại nhiều bởi có chúng tôi thay bạn giải quyết mọi chuyện được bạn ủy quyền giao cho chúng tôi đảm nhiệm. 
     
    TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ MỐI QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
     
    Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
     
    Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được những chuyên gia pháp lý tư vấn thu thập tài liều, xác định hướng giải quyết từ ban đầu đầu để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất.
     
    Chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu, tham gia tố tụng bảo vệ quyền
    và lợi ích hợp pháp tại các cấp tòa giải quyết nhanh gọn, chúng tôi luôn
    luôn lắng nghe và phục vụ quý khách tận tậm tận lực, luôn đồng hành
    cùng bạn mọi nẻo đường vì công lý.
     
    CĂN CỨ LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
     
    Hiến pháp 2013 ghi nhận Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013,.
    Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
    Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến.TCĐĐ là tranh chấp về quyền sử dụng đất nhưng không phải là tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
     
    Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 có một số quy định khác liên quan đến nội hàm của khái niệm TCĐĐ như Khoản 14, Điều 22 quy định một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai là “Giải quyết tranh chấp về đất đai; Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai”;
    Điều 203 quy định Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ (có thể thuộc về TAND hoặc Ủy ban nhân dân…
     
    Đặc điểm của tranh chấp đất đai
     
    Tranh chấp đất đai có những đặc điểm sau:
     
    Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp.
     
    Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất (được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất) hoặc người khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thửa đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai.
     
    + Trường hợp tranh chấp không phát sinh giữa những chủ thể này với nhau liên quan đến thửa đất thì đó là quan hệ tranh chấp khác. Ví dụ: tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng đất với Cơ quan có thẩm quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất thì đó là tranh chấp về khiếu kiện hành chính.
     
    Nội dung của TCĐĐ rất đa dạng và phức tạp. Đất đai đã trở thành loại hàng hóa đặc biệt có giá trị kinh tế và giá trị của nó được biến động theo nền kinh tế thị trường, từ đó việc quản lý và sử dụng đất đai không chỉ đơn thuần là việc khai thác giá trị sử dụng mà bao gồm cả giá trị sinh lời của đất. Khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp thì phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc này cũng trở nên căng thẳng và trầm trọng hơn.
     
    Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, làm hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
     
    Đất đai có những mục đích sử dụng không giống nhau mà nhà làm luật gọi đó là mục đích sử dụng đất và loại đất. Như thế dẫn đến việc tranh chấp về đất đai sẽ bao gồm các bên khác nhau tham gia vào tranh chấp đất đó. Điều này dẫn đến một điều là tranh chấp đất đai cần phải nhanh chóng,tích cực chủ động giải quyết để bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh tình trạng kéo dài, có tổ chức và đông người tham gia.
     
    3 Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp
     
     
     
    Dựa vào khái niệm tranh chấp đất đai, có thể phân chia loại của tranh chấp đất đai thành các trường hợp sau:
     
    Tranh chấp về quyền sử dụng đất
     
    Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.
     
    Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.
     
    Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
     
    Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…
     
    Một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất và tranh chấp quyền sử dụng đất.
     
    Tranh chấp liên quan đến đất
     
    Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn
    Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất
    Vì sao phải hiểu rõ về tranh chấp đất đai?
    Giúp người dân biết rõ thủ tục khi giải quyết tranh chấp
     
    khi từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ
     
    Đối với lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ thì tại khoản 11 Điều 7 Thông Tư 33/2017/TT-TBNMT quy định khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất thì cơ quan tiếp nhận có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
     
    Quy định này có tác động cụ thể tới những đối tượng tranh chấp đất đai cụ thể như sau:
     
    Đối với người đề nghị cấp Giấy chứng nhận: Khi bên khởi kiện gửi đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất tại Tòa án hoặc UBND cấp có thẩm quyền và cơ quan này gửi văn bản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ mới bị từ chối tiếp nhận.
     
    Đối với người muốn ngăn cản người khác được cấp Giấy chứng nhận phải gửi đơn khởi kiện cho Tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sau khi hòa giải không thành tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
    Trên đây là những câu hỏi của nhiều độc giả nay chúng tôi là đội ngũ chuyên gia tư vấn pháp lý về nhà và đất cùng chia sẻ để làm cơ sở quý độc giả tham khảo mong giúp giúp được quý độc giả khi cần, mọi thông tin cần tư vấn chi tiết xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotlne: 0902124138 để được tư vấn miễn phí.
    Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn mọi nẻo đường vì công lý.