Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại.
Quyền được phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài
Căn cứ Luật thương mại 2005 thì “Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định”.Với quy định này chúng ta hiểu rằng đối với các thương nhân nước ngoài ( gọi chung là công ty mẹ ở nước ngoài) được phép thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ trong các ngành dịch vụ, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Chi nhánh trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài
Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP khi thành lập chi nhánh cần các điều kiện sau:
Phải đăng ký kinh doanh tại nước ngoài tại các quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
Doanh nghiệp tại nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
Thời hạn của giấy phép kinh doanh công ty nước ngoài còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Xem thêm: dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam